Sâu hại trên cây mai vàng
Cây mai vàng sống ngoài tự nhiên cũng là một loài cây khỏe mạnh và có sức chống chọi với các loại sâu bệnh khá cao. Vì cây tự cung cấp dinh dưỡng và tìm các hoạt chất bị thiếu bổ sung cho cơ thể.Nhưng mai trồng trong chậu thì lại khác, cây rất yếu vì thiếu dinh dưỡng, không đủ các loại khoáng chất, nhất là mai ghép. Nên sâu cũng tấn công nhiều hơn.
Một vấn đề nữa đó là việc dùng thuốc trừ sâu quá nhiều nên nhiều loại sâu ngày một kháng thuốc. Nhà vườn thì trồng cây với số lượng lớn nên sâu bệnh có thể phát sinh rất nhanh. việc dùng thuốc trừ sâu quá nhiều làm các loại thiên địch của sâu rầy bị tiêu diệt dẫn đến môi trường phát triển của sâu rầy thuận lợi hơn.
Khi cây bị sâu bệnh thì cây sẽ mất rất nhiều năng lượng, sức sống và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây, có thể dẫn đến chết cây. Vì sâu thường tàn phá lá của cây và đây là lá phổi, là trái tim để cây sống và phát triển, nên cách tốt nhất là phòng trừ sâu trước khi sâu bùng phát mạnh thành dịch .
Sâu ăn lá mai vàng
Thường bùng phát mạnh và tấn công mai vàng vào đầu năm, gia đoạn mai ra lá non. Mà chính xác hơn là sẽ tấn công và lúc mai ra lá non, và mai ra lá non thì quanh năm đến tận tháng 10 âm lịch. Là non là món thức ăn yêu thích và tuyệt với của sâu vì chúng rất mềm và nhiều dinh dưỡng. Nếu sâu tấn công mạnh chỉ trong 3 ngày là cây mai có thể bị ăn sạch lá non.
Cách phòng trị: Phun ngừa thuốc trừ sâu định kỳ khi mai vàng ra lá non, khi mai vàng mới bắt đầu ra lá non là bắt đâu phun đến khi lá già lại. thường từ 7-10 ngày phun một lần.
Các loại thuốc phòng trị: vì là sâu ăn lá nên rất dễ trị, có thể ra cửa hàng gần nhất và mua loại thuốc trừ sâu là được.
Sâu đục thân
Đây là loài rất nguy hiểm nếu đã ăn và thân sẽ làm mất giá trị của cây, thậm chí chết chây vì chúng ăn vào lõi của cây, làm toàn bộ phần thân trên bị héo. Nên khi nhìn thấy nhánh hoành cành nào bị héo toàn bộ thì nên kiềm tra xem trên thân có lỗ nào không và bơm thuốc trừ sâu trực tiếp vào lỗ.
Biện pháp phòng trị, rắc thuốc hột(ví dụ như basudin) vào gốc định kỳ, hoặc phun thuốc trừ sâu toàn thân lá định kỳ cũng ngừa được sâu đục thân.
Sâu hại rễ
Bọ chích hút
Rệp: Có rất nhiều loai rệp như rệp trắng, rệp sáp, rệp vảy, rệp hồng, ngoài tự nhiên có thể phá hoại đến cây mai vàng … Rệp thường phát triễn ở các nơi có độ ẩm cao, ít ánh nắng trự tiếp chiếu tới. Chúng sẽ tấn công vào các vết nứt trên vỏ, trên thân, hoặc nách là, chỗ da cây mềm để hút chích nhựa.Chúng còn là nguyên nhân cho nhiều loại bệnh phát triển, khi rệp bám vào là và thân, trên thân sẽ xuất hiện những lớp nhầy như nước đường bám vào lá, làm cho cây không thể phát triển và là không quang hợp được, dẫn đến cây bị suy nhược.
Bọ trĩ. Đây là kẻ thù truyền kiếp của mai vàng.Chuyên chích và hút nhựa của đọt non khi cây mới đâm chồi. Làm ngọn và là không thể phát triển, cây bệnh nặng là chỉ phát triển được 1/20 kích thước bình thường nên sẽ không thể quang hợp. CHúng rất nhỏ và liti như hạt cám, có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu tinh mắt.Nhận biết bằng cách là thấy lá nón ra bị xoăn đều và nhỏ dần.
Nhện đỏ.CHuyên tấn công lúc là cây mai vàng già và tấn công vào dịp cuối năm, chúng sẽ ăn hết diệp lục trên lá làm lá mai bị trắng và mòng, nhìn như có phủ một lớp cám lên trên. Làm lá rụng sớm dẫn đến hoa mai ra sớm
Bọ xít. Chuyên hút nhựa ở các đọt non vào ban đêm làm héo ngang đọt mai vàng.
Tuyến trùng
Bệnh tuyến trùng: Lọại bệnh này khá nguy hiểm, có thể gây cho cây mai chết hàng loạt. Các loại tuyến trùng chích hút rễ gây vết thương hay các nốt sưng trên rễ tạo diều kiện cho các loại nấm xâm nhập gây hiện tượng thối rễ vàng lá.
- Tuyến trùng sống trong đất, chúng bám vào rễ lông hút của cây mai để chích hút và sinh sống và làm cây mai bị héo vàng và chết.
- Tuyến trùng thường gây hại trong mùa mưa, lây lan nhờ nước. Cây có triệu chứng vàng lá lúc giao mùa, mới dứt mưa, bắt đầu mùa khô.
- Vết thương do tuyến trùng chích hút còn là cửa ngỏ cho nấm bệnh xâm nhiễm gây thối rễ, chết cây.
Nội dung sẽ được cập nhật ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét