��i Ch�t V? T�c Gi?

NGUY?N �?C HUY

Kh�ng ph?i ai cung l� tuong lai c?a b?n. M?t v�i ngu?i ch? lu?t qua cu?c d?i b?n d? mang l?i cho b?n m?t s? b�i h?c c?a cu?c s?ng.

Th�ch B�nh Lu?n Chia S?

BLOG CHUY�N CHIA S? TH? THU?T & ?NH B�A FACEBOOK

Thuở xa xưa Cổ nhân đã chia Bonsai thành 5 thế cơ bản

Thuở xa xưa Cổ nhân đã chia Bonsai thành 5 thế cơ bản

Bonsai (tiếng Nhật: 盆栽 ; Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu") là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong c...
B�nh Lu?n tháng 5 13, 2020

Bonsai (tiếng Nhật: 盆栽; Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu") là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh. Bonsai có nguồn gốc từ núi cao Trung Quốc và sau đó nó được phổ biến sang Nhật Bản và Hàn Quốc và khi họ phát hiện trên núi có các cây nhỏ mọc hoang dã giống cây cổ thụ, có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện khó khăn, sau đó người ta đem nó về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn.
Là một cây cảnh đẹp để trong nhà hoặc ngoài sân, nhưng ý nghĩa sâu xa và là cái thú của người chơi là động viên con người phải sống mạnh mẽ giống như cây bonsai đã sống.
Trên thế giới, người ta chia bonsai thành bốn nhóm:
Cây dưới 15cm là loại bonsai rất nhỏ (mini bonsai)
Cây cao từ 16 đến 30cm là loại bonsai nhỏ (little bonsai)
Cây cao từ 31 đến 60cm là loại bonsai trung bình (normal bonsai)
Cây cao trên 60cm là loại bonsai lớn (big bonsai)
Loại bonsai nhỏ có chiều cao dưới 15cm là "mini bonsai", thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60cm là cậy trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.
Thuở xa xưa, cổ nhân chỉ chia ra 5 thế bonsai cơ bản: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ).
Sau này, khi bonsai đã là một nghệ thuật đẳng cấp, người ta phát triển bonsai thành nhiều thế khác: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi ), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)...
Tại Việt Nam, dáng Bonsai cũng được các nghệ nhân phóng tác thành nhiều thế đẹp khác nhau như: Thế trực quân tử - Thế trực liên chi - Thế trực liên chi - Thế trực quân tử liên chi - Thế trung bình ngay - Thế trung bình cong - Thế tam đa - Thế tam đa - Thế ngũ phúc - Thế ngũ phúc - Thế nhất trụ kình thiên - Thế vũ trụ - Thế thất hiền - Thế tùng thập - Thế chữ vương chữ tường - Thế long bàn hổ phục - Thế long đàn phượng vũ - Thế lưỡng long tranh châu - Thế quần thụ tam sơn - Thế ngũ nhạc.
Để có những cây bonsai giá trị, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
Cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp
Lá xanh mướt, bóng; lá càng nhỏ càng tốt
Thân cây phát triển kiểu "đầu voi đuôi chuột" (phần góc lớn hơn phần ngọn). Một cây có thân suôn đuột, đường kính gốc và phần ngọn không chênh lệch nhau nhiều thì không thể làm thành cây bonsai
Cành, nhánh phải phân chi rõ ràng, phù hợp với một loại dáng thế nào đó đã định trước. Cành, nhánh phải mọc được những chồi non tốt
Vỏ cây phải thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoạn (càng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt)
Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu
Những yếu tố nêu trên kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra một cây bonsai lý tưởng (nếu có dáng thế phù hợp).
Hoa Mai Tết Bình Định

Thuở xa xưa Cổ nhân đã chia Bonsai thành 5 thế cơ bản Thuở xa xưa Cổ nhân đã chia Bonsai thành 5 thế cơ bảnchutieu8.8stars based on9reviewsBonsai (tiếng Nhật: 盆栽 ; Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu") là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong c...

Nh?n X�t

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét