��i Ch�t V? T�c Gi?

NGUY?N �?C HUY

Kh�ng ph?i ai cung l� tuong lai c?a b?n. M?t v�i ngu?i ch? lu?t qua cu?c d?i b?n d? mang l?i cho b?n m?t s? b�i h?c c?a cu?c s?ng.

Th�ch B�nh Lu?n Chia S?

BLOG CHUY�N CHIA S? TH? THU?T & ?NH B�A FACEBOOK

Thế nào được gọi là một tác phẩm nghệ thuật bonsai đẹp?

Thế nào được gọi là một tác phẩm nghệ thuật bonsai đẹp?

Cây Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn t...
B�nh Lu?n tháng 4 15, 2020

Cây Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. 

Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là  một tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vừa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. 
Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.
Một cây dáng thế bonsai đẹp là cây có sự cân đối hài hoà toàn diện từ việc tạo dáng, kỹ thuật uốn nắn cây đến sự lựa chọn chậu và trưng bày. Để có những yêu cầu có một số nguyên tắc tạo hình sau:
Những quy ước cơ sở
- Quy tắc cân đối hoà hài: Quy tắc này thể hiện sự cân đối hài hoà về đường kinh gốc, thân  và cành, hài hoà với kích thước chậu, màu sắc chậu tạo sự phối màu, đường nét được tôn thêm..
- Quy tắc tỷ lệ - kích thước: Kích thước thân, cành, chiều dài thân cành, độ lớn của tán... kích thước của cây so với chậu, vị trí trồng cây trong chậu.
- Quy tắc thị giác: 
+ Mặt tiền: Đề cập đến điểm quan sát cây hay mặt tiền của cây, vì mỗi cây chỉ có một điểm thể hiện hết vẻ đẹp của cây từ gốc rễ đến thân cành  và lá cây. 
+ Màu sắc:  hình dáng, màu lá, vỏ cây  với màu sắc chậu, sự phối hợp màu sắc các vật che phủ, trang trí như cỏ rêu hay ngôi chùa, hòn đá... 
+ Quy tắc trồng cây, bố trí cây: Vị trí trồng cây trong chậu (Cây to trồng ở gần, cây nhỏ trồng xa, các cây không trồng cùng trên một dường thẳng ngang theo chậu...), sự phân cành ( cây bên ngoài cành tàn ngả ra ngoài để đón ánh sáng), phông nền khi trưng bày cây.
Để giúp  các bạn hiểu rõ hơn sau đây là một số quy ước cụ thể:
* Đối vói Rễ cây:
- Rễ cây bonsai phải nổi trên mặt đất, thấy rõ nơi xuất phát (lộ căn- phơi căn)


- Rễ cây bonsai phải được phân bố đều quanh gốc thân tạo sự vững chãi cho thân và sự kiếm tìm thức ăn. 
Riêng đối với bạn nào chơi bonsai theo dáng hoành - bán huyền hay huyền - thác đổ ... thì rễ sẽ tập trung phía đối diện với hướng nghiêng của cây để tạo sự cân bằng.
- Yêu cầu là rễ không mọc quặt vào thân, mọc bên này vòng sang bên kia. 
- Rễ không chỉ mọc ở 1 phía của thân.
*Đối với Thân cây bonsai các bạn chú ý những điều sau:
- Cây có đẹp không cũng nhờ vào vỏ cây, đối với những Vỏ cây thể hiện sự già nua trưởng thành như mốc mác, sần sùi u bướu, nứt nẻ...điều đó tạo vể từng trải sự phong sương đây chính là vẻ đẹp của cây.

- Vỏ không có vết sẹo dây cuốn trên vỏ: Khi thực hiện thao thác tạo hình, các bạn không nên để lại vết sẹo trên thân cây, nhất là những cây lâu hoặc quên tháo dây kẽm khi uốn vào thân cây.
- Màu sắc, hình dạng vỏ phù hợp với màu chậu: việc lựa chọn màu chậu để trồng cây như thế nào cũng quyết định đến vẻ đẹp của cây.
- Một cây bonsai đẹp phần gốc sẽ to hơn thân và ngọn (thân bồ ngọn chỉ) phần dưới đầy đặn càng tăng thêm vẻ trưởng thành cho cây.
- Thân của cây bonsai có các hình dáng nhất định, phù hợp với cấu trúc cành và màu sắc vỏ  nhăng tạo cảm giác sâu xa.
* Đối với Cành, tán lá của cây bonsai:
 Cành là cấu trúc thể hiện rõ dáng thế muốn thể hiện của cây, cây dáng thế đẹp cành phân bố như sau:
- Cành phân bố xoắn trôn ốc từ dưới lên trên.
- Kích thước cành có độ lớn giảm dần từ dưới lên trên, cành to phía dưới cành nhỏ ở trên.
- Chiều dài cành có độ dài giảm dần từ dưới lên trên.
- Độ lớn của mỗi cành theo quy luật to ở gốc và thon dần về phía ngọn cành.
- Các cành không xuất phát từ 1 điểm, cành mọc song song không phát triển, cành không được mọc kiểu xương cá 
- Cành không mọc ở chỗ lõm của thân (phần âm của thân).
- Cành/ nhánh 1 bố trí gần vuông góc với mặt tiền, nhánh thứ 2 tạo với mặt tiền nửa góc vuông (góc 45o), nhánh 3 nằm phía mặt sau của thân tạo cho cây chiều sâu.
- Các cành tán của cây tạo thành 1 hình tam giác.
*  Cách lấy cành:
- Lấy cành nằm sát góc chuyển của thân hoặc ngay đỉnh của góc chuyển
- Không lấy cành ở ngay sau góc chuyển
- Không lấy cành ở giữa 2 góc chuyển
- Không lấy cành ở trên góc chuyển
+ Khi cắt vát thân để tạo ngọn mới
- Lấy cành liền sát mặt cắt đối diện với ngọn mới
- Không lấy cành đối diện với mặt cắt vì cùng phía với ngọn
+ Cành dưới cùng lấy 2/3 chiều cao cây.
+ Cành dưới cùng to nhất rồi giảm dần lên trên theo độ giảm của thân cây
(dường kính cành = 2/3 đường kính thân nơi tiếp giáp).
+ Khoảng cách các cành giảm dần từ dưới lên trên.
+ Hai cành liên tiếp không được trùng hướng.
Tán cây là một trong những yếu tố tạo thành vẻ đẹp hoàn thiện cho cây, căn cứ theo dáng cây, ý tưởng định thể hiện mà có một số kiểu tán:
* Các kiểu tán cây bố trí tán lá theo dáng thế cây
- Dáng thẳng, dáng nghiêng, hơi nghiêng nhìn các cành tán nằm ngang
- Dáng huyền nhai - thác đổ bố trí cành tán nằm 2 bên cành uốn lượn, ngọn hơi vươn lên tạo sự mềm mại uốn lượn.
- Kiểu gió đùa - bạt phong: Thân nhánh tạt về một bên, thân nghiêng theo hướng gió. Nếu bạt phong hồi đầu thì ngọn hơi quay ngược lại hướng gió thổi
- Kiểu văn nhân: Thân cao mảnh song vững chắc, các nhánh thưa, mảnh và dài chia thành các khối rõ rệt. Nhằm tạo sự mảnh khảnh nhưng kiên cường vững chãi.
- Kiểu đa thân một gốc nhiều thân): có thân chính là trung tâm của bố cục, lớn hơn các thân con, các nhánh năng ngang, song che lấp nhau, mỗi cây có một không gian riêng, ngọn cao thấp khác nhau. Số thân là số lẻ, thân to ở mặt tiền thân nhỏ phía sau, ngọn cây cao thấp khác nhau.
Đây là tất cả quy ước trong nghệ thuật chơi bonsai, vì vậy một cây bonsai có thế đẹp phải luôn luôn tuân theo tất cả các quy ước trên từ rễ đến thân, cành và đến ngọn. Hy vọng với bài viết trên Hoa Mai Bình Định đã chia sẽ phần nào cho các bạn biết được thế nào là một tác phẩm đẹp nghệ thuật bonsai.
 Hoa mai Tết Bình Định


Tags: nghệ thuật bonsai, nghệ thuật bonsai cây khế, nghệ thuật bonsai mai vàng, nghệ thuật bonsai là gì, nghệ thuật bonsai cây sung, nghệ thuật bonsai cây me, nghệ thuật bonsai mini, nghệ thuật bonsai trung quốc, nghệ thuật bonsai cây linh sam, nghệ thuật bonsai nhật bản, nghệ thuật cây cảnh bonsai non bộ, nghệ thuật bonsai cây tùng, nghệ thuật chơi bonsai, nghệ thuật bonsai mai chiếu thuỷ, nghệ thuật cây cảnh bonsai nhật bản, nghệ thuật tạo dáng bonsai, nghệ thuật tạo dáng bonsai thảo hiền, sách nghệ thuật tạo dáng bonsai
Thế nào được gọi là một tác phẩm nghệ thuật bonsai đẹp? Thế nào được gọi là một tác phẩm nghệ thuật bonsai đẹp?chutieu8.8stars based on9reviewsCây Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn t...

Nh?n X�t

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét