Miền Tây Nam bộ từng là thủ phủ của nhiều loại mai vàng quý hiếm, nổi tiếng nhất là mai Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang… mỗi năm cung ứng cho hội hoa xuân hàng chục triệu chậu mai.
Thế nhưng, trong vài năm gần đây, nhiều thương lái miền Tây lại ra tận làng mai Nhơn An, thị xã An Nhơn(Bình Định) mua về hàng chục ngàn chậu mai về ĐBSCL để bán tết.
Tại sao lại có tình trạng chở củi về rừng? Ông Phạm Hồng Lựu, một nghệ nhân hoa kiểng từng gắn bó vói cây mai nhiều năm cho rang, mai vàng miền Tây rất đẹp, phổ biến nhất là dão Thủ Đức, mai đại lộc, mai phú quý, cúc mai, bạch mai… nhưng hầu hết là mai ghép. Người chơi mai ghép nếu không nắm vững kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm chăm sóc, chỉ một thời gian sau cây sẽ thoái hóa hoặc suy kiệt.
Còn mai Bình Định là mai nguyên thủy, trồng bằng hột, bền vững. Khi cây được 1 năm tuổi người ta bứng cho vào chậu, tiếp tục chăm sóc, 4 năm sau cây mới thành phẩm. Thường muốn có một cây mai hoàn chỉnh, giá trị nghệ thuật cao, người trồng phải mất từ 5 – 10 năm chăm sóc vất vả, nào uốn cành, cắt tỉa, nâng gốc, tạo dáng. Công đoạn nào cũng tỉ mỉ, công phu.
Vào những tháng cuối năm, hầu hết các nhà vườn trồng mai đều khẩn trương uốn cành, tạo dáng, thay chậu để đón tết.
Các thương lái hoa kiểng trên cả nước cũng hối hả đến từng nhà vườn để hợp đồng mua bán.
Ưu điểm của cây mai Bình Định là cây nào cũng có dáng đẹp, gọn, cân đối, hài hòa, hoa đẹp, thơm nhẹ, cánh tròn (5 -10 cánh), lâu tàn. Sau tết dễ chăm sóc hơn mai ghép, vì thế mà nhiều người ưa thích.
Thực ra, dân miền Tây rất thích mai bản địa nhưng để cho vườn mai thêm đa dạng và phong phú, họ muốn sưu tầm thêm nhiều giống mai lạ ở các vùng miền khác nhau. Chính vì vậy mà cây mai Bình Định đã tìm được đất sống tại miền Tây.
Hằng năm, cứ vào đầu tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), người dân ở làng mai An Nhơn đều rộn ràng, tất bật đưa mai ra các khoảng đất trống dọc theo tỉnh lộ 631 và quốc lộ IA để bày bán. Khách từ miền Trung, miền Bắc, đông nhất là miền Tây đến tha hồ xem mai, chọn lựa và đặt cọc.
Ở đây, giá mai cao thấp tùy theo kích cỡ và độ tuổi nên người mua không sợ lầm, người bán cũng không thách giá vì nhà vườn nào cũng muốn câu khách và giữ uy tín.
Anh Huỳnh Văn Tám, một người kinh doanh mai tết hơn 10 năm nay, hiện trong vườn nhà có hàng trăm cây thành phẩm nhưng năm nào anh cũng lấy thêm mai Bình Định về bán tết. Năm nay anh tự thuê xe tải ra làng mai An Nhơn chọn 160 cây mai trung có giá từ 600.000 - 800.000 đống/cây đưa về Cần Thơ.
Tại An Nhơn, Bình Định, ngoài những cây mai nhỏ, mai trung còn có nhiều cây cổ thụ, giá trị nghệ thuật cao có giá từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Anh Tám cho biết quá trình chuyển cây mai từ NamTrung Bộ về miền Tây vô cùng nhiêu khê. Người mua phải ra trước để chọn cây. Sau khi đồng ý giá cả họ mới thuê xe tải với giá 8 triệu đồng/chuyến/80 cây. Đó là chưa kể tiền đi lại, cơm nước, khách sạn. Rủi năm nào thời tiết bất lợi, cây trỗ hoa sớm hay muộn đều thua lỗ.
Riêng năm Canh Tý này, nhiều nhà vườn và thương lái đã dự đoán mai sẽ nở đúng giao thừa, hy vọng sẽ có một mùa bội thu. Anh Tám cũng kỳ vọng tết này, sau khi trừ hết các chi phí còn lời khoảng trăm triệu, kể cả mai nhà.
TheoThành Hiệp - Nongnghiep.vn
Tags: mai vàng bình định, mai vàng bình định tết 2020, mai vàng bình định 2020, mai vàng bình định 2020, mai vàng bình định tết 2020, mai vàng bình định 2020, giá mai vàng bình định 2020, bán mai vàng bình định, mai vàng bonsai bình định, mai vàng an nhơn bình định, mai vàng bình định chuẩn bị tết 2020, báo giá mai vàng bình định, cây mai vàng bonsai bình định, cây mai vàng bình định, chăm sóc mai vàng bình định sau tết, vườn mai vàng cổ bình định, giá mai vàng bình định 2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét