Hiện nay có rất nhiều sâu bệnh hại cây mai vàng, nhiều nhà vườn và người chơi mai phải đau đầu tìm mua loại thuốc trừ sâu cho cây mai vàng, vì đặc tính của nhiều loại sâu bệnh hay bị lờn thuốc nên phải dùng thay đổi nhiều loại thuốc khác nhau để phòng trừ sâu bệnh trên cây mai: như rệp sáp, bọ trĩ trên cây mai vàng. Vậy loại thuốc nào thường được dùng để trừ sâu cho cây mai vàng, cách phun thuốc sâu cho mai như thế nào cho hợp lý. Hoa mai Bình Địnhxin mời các bạn cùng đón xem bài chia sẽ bên dưới.
Thuốc điều trị bệnh cho mai được gọi chung là thuốc bảo vệ thưc vật (BVTV), thực sự nó không phải là thuốc mà là một lọai hóa chất có tác dụng tiêu diệt côn trùng, tiêu diệt mầm bệnh của mai. Khi sử dụng thuốc BVTV cần chú ý:
Liều lượng có ghi rõ trong nhãn, cùng lọai thuốc đó, nếu trị bệnh nầy thì pha loãng hơn, trị bệnh khác thì pha đậm đặc hơn. Pha không đúng liều lượng thì không những không diệt được bệnh mà còn làm cho bệnh “lờn” thuốc. Pha quá liều thì bệnh không hết mà cây bị chết hoặc bị mất sức do nhiễm độc .
Khi sử dụng thuốc BVTV cần chú ý đến vấn đề gì?
Thuốc BVTV hiện nay rất đa dạng. Danh mục thuốc BVTV được ban hành năm 2008 theo Quyết định số: 49/2008/QĐ-BNN ngày 27 tháng 3 năm 2008 thì thuốc trừ sâu có đến 292 hoạt chất với 959 tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh có đến 221 hoạt chất và 654 tên thương phẩm, thuốc kích thích có 44 hoạt chất với 102 tên thương phẩm. Tất cả có1983 tên thương phẩm (gồm 696 hoạt chất).
Danh mục nhiều đến như thế thì rất khó để chọn lựa và cũng rất khó khi ta muốn chọn loại thuốc nầy để sử dụng thì cửa hàng lại bán loại thuốc kia. Sử dụng thuốc cần chú ý đến hóa chất chính (common name- họat chất là chất chính gây độc với dịch hại) của thuốc chứ đừng đặt nặng quá tên thuốc (trade name) vì mỗi hãng bào chế đều có thể lấy những tên thương mại khác nhau.
Nếu ta không để ý đến họat chất thì có thể ta dùng nhiều loại nhưng cũng là một loại, việc này sẽ dẫn tới bệnh lờn thuốc. Để tránh việc lờn thuốc ta không nên chỉ dùng một lọai có cùng họat chất trong một thời gian dài.
Cũng cần nói thêm là trong thuốc trị bệnh có họat chất là chính nhưng kèm theo họat chất đó là “chất phụ gia” cũng có một giá trị nhất định, chất phụ gia nầy là bí mật của hãng bào chế, nó là chất xúc tác làm tăng hiệu quả của thuốc BVTV (chất phụ gia phun trên lúa khác với chất phụ gia phun trên cây mai, cà phê…). Chỉ có xài rồi mới biết được thuốc BVTV của hãng nào tốt hơn hãng nào.
Ví dụ:Với hoạt chất Abamectin thì có đến 71 thương hiệu khác nhau mà mỗi thương hiệu lại có từ 1 đến 4 loại (phần đuôi của tên như EC, WP, WG… cho biết thuốc định dạng thế nào như nhũ dầu, bột tan, huyền phù…), Hoạt chất Abemectin kết hợp với hoạt chất khác cũng có đến 53 thương hiệu khác nhau.
Xin cung cấp cho các bạn một số hoạt chất thường dùng, phần trong dấu () là các hiệu thuốc tham khảo vì có thể nơi các bạn mua không có các hiệu thuốc đó.
* Họat chất trị bệnh nấm lá:
- Copper Oxychloride (Coc 85WP, Vidoc..)
- Mancozeb (Dithane M45,Penncozeb 80WP,
- Copper Oxychloride 39%+Mancozeb 30% (Coc-Man)
Ngoài ra còn có một số các hoạt chất khác:
- Hexaconazole (Anvil 5SC, Calihex 5SC,Tungvil 5SC…)
- Benomyl 25%+ Copper Oxychloride 25% (Vicben C 50BTN)
- Carbendazim (Carbenzim,Bavistin, Arin )
- Diniconazole (Niccozole 25SC, Dara-Win 12.5 WP,Sumi – Eight 12.5…)
- Expoxiconazole (Opus 75 EC, Cayper ..)
* Các họat chất trị côn trùng chích, hút (nhện đỏ, bọ trỉ, bọ xít…)
* Hoạt chất trị bọ trĩ: Imidacloprid (Confidor , Admide, Amitox, Amico Canon , Jiami…)
* Hoạt chất trị sâu rầy: Imethoate (Bi 58,Canthoate, Binh 58,Tigithion,Nugor …), Cypermethrin (Sherpa, Cyperan, Shertox…), Thiamethoxan (Actara, Alfaza…).
* Hoạt chất trị sâu rầy, bọ trĩ, nhện đỏ: Methomyl (Lannate, Confilex –loại độc cao, cần hạn chế sử dụng) Fenpyroxinate , Pirodoben…
* Hoạt chất trị sâu, rầy, nhện đỏ, bọ trĩ: Abamectin(Vibamec, Aremec, Azimex, Bamectin…).
* Hoạt chất trị lọai rệp sáp: Methidathion(Suppracide ,Suprathion)
* Hoạt chất trị tuyến trùng: Cytokinin (Sincocin 0.56SL), Chitosan(Stop 5DD, 15WP )
- Lưu ý: Nhiều thuốc BVTV không những chỉ có một hoạt chất mà có thể kết hợp từ hai, ba hoạt chất cho một tên thuốc.
Thuốc BVTV có 2 nhóm:
Một có nguồn gốc hoá chất và một có nguồn góc vi sinh. Thuốc có nguồn gốc hoá chất thông thường rất độc cho môi trường, ta chỉ nên sử dụng các chất nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Cục trồng trọt mà thôi, vì những chất nầy sau một thời gian sử dụng từ 5 đến 15 ngày thì phân hủy hết, những loại bị cấm thì không bị phân hủy hoặc tồn tại trong môi trường rất lâu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Thuốc có nguồn góc hóa chất thì khi tiêu diệt đối tượng cần diệt thì nó diệt luôn những con thiên địch làm mất cân bằng sinh thái.
Loại thứ hai có nguồn gốc vi sinh thân thiện với môi trường hơn, nó có thể là chất sinh ra một loại sinh vật nào đó có khả năng ăn thịt các loại rệp, nhện, sâu rầy nhưng không hại cây, có khả năng là là loại vi khuẩn sống ký sinh trong cơ thể của các loại côn trùng làm cho chúng chết hoặc mất khả năng phá hoại…, nó giết lọc lựa từng nhóm đối tượng và sự phân huỷ chúng nhanh hơn rất nhiều so với thuốc có nguồn gốc hoá chất, nếu không phân hủy thì nó cũng không ảnh hưởng đến môi trường. Nếu có điều kiện chúng ta sẽ trở lại vấn đề nầy.
Quy ước về tính độc của thuốc:
Theo tổ chức WHO thí tính độc của thuốc được quy ước như sau:
- Vạch màu đỏ là thuốc rất độc
- Vạch màu vàng là thuốc độc trung bình
- Vạch màu xanh nước biển là thuốc ít độc
- Hình “đầu lâu có gạch chéo” là rất nguy hiểm, có thể chết người
Khi sử dụng nên theo 4 nguyên tắc sau:
Đúng loại thuốc và đúng bệnh : Mỗi loại thuốc có tác dụng với một loại sâu bệnh nào đó , nên khi mua phải xem kỹ loại hoạt chất của thuốc ấy có đúng với bệnh của cây không. Có nhiều loại thuốc có thể trị được nhiều loại sâu bệnh khác nhau (phổ rộng)
Đúng cách : Phải sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất , có loại phải pha nước phun lên cây, có loại phải chôn xuống đất…nếu làm sai thì không tác dụng hoặc tác dụng không cao.
Đúng liều lượng : Điều nầy rất quan trọng, với liều lượng khác nhau thì thuốc trị được các loại bệnh khác nhau cũng như các loại cây khác nhau , pha đậm quá có thể làm ảnh hưởng đến phát triển hoặc chết cây, pha lợt qua không giết được sâu bệnh mà còn làm cho sâu, rầy,vi khuẩn lờn thuốc, vì thế khi pha thuốc nếu dùng ít phải sử dụng ống tiêm (xy lanh) để lường thuốc thì tốt nhất
Đúng thời gian: Phải phun thuốc trên cây khi trời mát (sáng sớm hay chiều tối), phải dự kiến khi phun thuốc thì trời có mưa không (ít nhất phải cách từ 2 đến 3 giờ để có đủ thời gian thuốc tác dụng). Ngoài ra nên để ý hạn sử dụng của thuốc
* Nguyên tắc bảo quản thuốc:
Chỉ mua khi cần sử dụng – không để dành quá lâu vì thuốc có thể có hiện tượng thăng hoa làm ô nhiễm môi trường. Khi sử dụng xong thuốc còn lại phải bảo quản thích hợp theo hướng dẫn.
Thuốc phải để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Thuốc phải để xa khu vực chứa thực phẫm, chăn nuôi.
Thuốc phải có nhãn hiệu rõ ràng, phải xếp riêng các loại thuốc , để tránh nhầm lẫn khi sử dụng (thuốc trừ cỏ phải để riêng ).
Nêú dung môi pha thuốc là xăng, dầu thì thuốc có thể cháy được. Tránh phun thuốc gần ngọn lữa.
Phải chuẩn bị: Xà phòng, nước sạch, găng tay và cách cấp cứu khi bị nhiễm độc.
b. Phòng sâu bệnh như thế nào?:
Trong việc phòng bệnh cho cây việc trước tiên là phải vệ sinh tốt vườn cây. Vườn trồng cây phải thoáng và đừng qua ẩm thấp.
Cây phải tỉa bớt cành đừng để quá rậm dễ làm mồi cho sâu bệnh.
Khi phát hiện một một cành cây nào xuất hiện nấm mốc, sâu bệnh phải làm vệ sinh ngay như cắt cành đó đem đốt hoặc ra khỏi khá xa khu vườn của mình.
Xit thuốc ngừa loại bệnh đó nếu nhận thấy khả năng lây lan của sâu bệnh.
Ta cũng biết rằng một thân thể yếu đuối thì rất dễ làm mồi cho bệnh tật vì thế ngoài việc ngừa và trị bệnh ta cần phải bón phân, tưới nước như phần trên đã trình bày.
c. Phun thuốc thế nào cho có kết quả:
Nhiều người có thói quen chỉ phun thuốc bên trên cây như thế sẽ không diệt trừ hết sâu, rầy hay mầm bệnh, vì phun như thế một số sâu , rầy ẩn nấp dưới dạ lá, nách nhánh không bị thuốc tiếp xúc nên không chết được. Muốn phun thuốc có hiệu quả thì phải phun như sau:
+ Lúc nào người phun phải đứng trên gió. Người phun thuốc phải có bảo hộ lao động (ở nhà có thể mặc áo mưa khi phun thuốc) và nếu thuốc bị bám trên cơ thể phải tắm gội bằng xà phòng.
+ Vặn béc phun để thuốc ra khỏi béc dưới dạng sương (hạt nhỏ)
+ Cần phun thường được làm cong, nghiêng theo chiều miệng béc lên trên , đặt béc phía dưới phun lên, luồn béc vào các nhánh phun lên thế nào bảo đảm 90% cây có thuốc phun thấm đều bên dưới dạ lá, nhánh cây. Sau đó phun đều lên trên khắp cả cây thì được.
Thời gian nào tốt nhất để phun thuốc: Buổi chiều tối khoảng 17 giờ trời vừa mát thì phun thuốc tốt nhất với điều kiện là tối hôm đó trời không mưa. Ta biết các lọai côn trùng, sâu rầy thường hoạt động nhiều về ban đêm nên phun thuốc vào chiều tối và phun gần toàn diện như trên thì đạt yêu cầu. Ta cũng có thể phun thuốc vào sáng sớm (trước 6 g) cũng được nhưng tác dụng không bằng phun vào chiều tối.
* >> Xin chú ý rằng:
Cách tốt nhất để bảo vệ cho môi trường là chỉ sử dụng thuốc BVTV khi rất cần thiết, chẳng đặng đừng mà thôi, không nên quá lạm dụng.
Hiện nay một số thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc dược thảo, vi sinh rất có tác dụng tốt với cây và đặc biệt là tốt với môi trường sống của con người . Các nước tiên tiến có công nghệ vi sinh rất phổ biến, các vườn cây được khuyến khích sử dụng. Còn ở nước ta chưa được phổ biến lắm, nên hàng ngày phải sử dụng các loại “rác” của nước ngoài, chưa kể đến các hoá chất độc hại không rõ nguồn gốc cũng được nhập lén từ Trung Quốc về để sử dụng
Các loại thuốc BVTV nếu là hoá chất rất độc, có thể ta không nhận thấy nó độc trong lúc đang sử dụng, vì chất độc không tác dụng vào cơ thể ta mỗi lần không bao nhiêu nhưng nếu tích lũy hàng trăm lần hay hơn thế thì tới mức độ nào đó thì “lượng biến thành chất” ngay.
Trong thuốc BVTV có thứ cực độc, có thứ ít độc hơn, có thứ phân hủy hoàn toàn trong vài tuần, có thứ thì tồn tại lâu dài hoặc không phân hủy được, vì thế khi sử dụng các bạn cần tham khảo danh mục các thuốc không được sử dụng của Cục BVTV (monitor, metyl parathion, DDT… là những thuốc thông dụng trước đây nay đã cấm sử dụng).
Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào đến sự tác hại của thuốc BVTV với người sử dụng nhưng đã có hiện tượng người tiếp xúc thường với thuốc BVTV có sức khỏe không tốt, có người bị bệnh mãn tính và cả ung thư nữa Như trên đã trình bày vì thói quen sử dụng thuốc bừa bãi nên ngày nay các sâu bệnh đã lờn thuốc nên mỗi ngày phải sử dụng liều lượng mỗi lớn hơn, phải thay đổi liên tục các hoạt chất trong thuốc nên bây giờ nếu bảo không nên sử dụng thuốc BVTV thì không thể được nữa.
Có nhà khoa học khuyên là khi cây nào phát bệnh thì trị riêng cho cây đó không nên quá kỹ lưỡng mà phun xịt hết cả vườn. Đây là một ý kiến ta cần tham khảo.
* Các bạn thử dùng các thuốc BVTV dạng vi sinh hoặc áp dụng cách trị bệnh cho cây của Ông bà ta trước đây xem sao.
Khi trồng mai nếu bị sâu bệnh thì cũng có cách chữa như:
+ Khi phát hiện bệnh chỗ nào trên cây thì cắt bỏ ngay chỗ đó (mang cành cây bệnh đi xa để tránh lây lan).
+ Dùng hột trái bình bát xay nhuyễn, ép lấy nước để phun xịt trị sâu rầy
+ Dùng nước trong tẩu thuốc lào hoặc ngâm các tro và đầu mẫu thuốc lá để xịt lên cây có bệnh
+ Hoặc dùng các loại thuốc không độc như:
Pha thuốc Bordeau (1:1:100) bằng cách dùng 1 phần Sulfat Đồng, 1 phần vôi và 100 phần nước (có thể pha lõang hơn khi bệnh ít).
Có công thức khác là dùng 6 g sulphat đồng với 1,5 g vôi sống pha trong 1 lít nước.
Cần pha riêng CuSO4 và vôi, sau đó pha lại và sử dụng ngay. Vì Sulfat Đồng có thể tác dụng với kim lọai nên bình xịt cần sử dụng béc nhựa, nếu không có ta dùng bình có béc kim loại nhưng phải sử dụng nhanh và rửa sạch ngay sau khi dùng. Thuốc nầy dùng để trị các bệnh nấm lá, nấm trên cây cho mai, nó không độc với con người và sinh vật, sử dụng rất tốt.
Sau khi xem xong bài viết các bạn có thể biết được mình nên cần loại thuốc nào để phòng trừ bệnh trên cây mai và đặc biệt hơn là hiểu về các loại thuốc, nên dùng hoạt chất nào, rồi từ đó tìm mua tên thuốc ( đã có thương hiệu) chứ không nhất thiết bạn phải mua đúng tên thương mại của loại thuốc đó về sử dụng.
Hoa mai Bình Định, kính chúc các bạn thành công, và tìm được loại thuốc cần dùng trong việc chăm sóc cây mai của mình.
Hoa Mai Tết Bình Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét