Việc định giá cây mai vàng rất quan trọng đối với nhà vườn trồng mai bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của sản phẩm đó. Nếu không trang bị kiến thức về định giá cây mai vàng kỹ lưỡng, nhà vườn có thể vướng vào 2 trường hợp:
Định giá quá thấp - Underpricing: Nhà vườn định giá cây mai dưới mức giá trị hiện tại, khiến nhà vườn mất đi 1 khoảng doanh thu.
Định giá quá cao - Overpricing: Nhà vườn định giá cây mai cao hơn giá trị hiện tại, khiến 1 lượng khách hàng mục tiêu không thể mua sản phẩm, dẫn đến mất mát về doanh thu.
Nhóm phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm/dịch vụ:
+ Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ (good-value pricing): nhà vườn sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cây mai mà định giá. Các yếu tố ấy bao gồm:
*Chất lượng: mai ghép, hay mai nguyên thủy, so với mặt bằng chung với cây mai khác có chênh lệch nhiều không.
*Đặc điểm, kiểu, thế,vóc dáng của cây mai, số năm tuổi, loại mai gì, giống mai, độ đẹp của hoa mai vd như cúc mai chẳng hạn.
*Quan điểm, đánh giá của khách hàng mục tiêu đối với cây mai
*Độ khan hiếm đối với cây mai đang bán, độc lạ trên thị trường.
*Các dịch vụ kèm theo khi bán mai ( như dịch vụ vận chuyển, hậu chăm sóc, tư vấn kỹ thuật chăm sóc,..)
+ Phương pháp định giá cây mai theo giá trị gia tăng [tạm dịch:)] (Value-added pricing): Sau khi cho ra cây mai thành phẩm, nhà vườn sẽ không định giá ngay mà sẽ thêm vào sản phẩm các giá trị mà chúng tôi tạm dịch là giá trị gia tăng như tính năng của sản phẩm, dịch vụ kèm theo rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường.
Nhóm phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh:
+ Phương pháp định giá cây mai theo sự cạnh tranh (Competition-based pricing): Theo phương pháp này, nhà vườn sẽ xem xét mức giá sản phẩm của các nhà vườn khác, rồi định một mức giá thấp hơn, cao hơn, hoặc ngang bằng, tùy theo tình hình của thị trường.
Cũng giống như khi nhận định vẻ đẹp của người phụ nữ, ông bà ta thường có câu “Nhất dáng, nhì da”; thì thế cây mai cũng là một điều tối quan trọng để đánh giá tính thẩm mỹ của nó. Nếu một cây mai dáng thẳng tuột hoặc dáng cong vẹo không theo một quy luật nào, chưa qua bàn tay uốn sửa của nghệ nhân để tạo “thế” thì cây mai đó hoàn toàn không có giá trị nhiều.
Qua cách chọn thế cây mai mà người ngoài nhìn vào sẽ nhận ra ngay cá tính, sở thích hay tâm tư mà người trồng kiểng gửi gắm vào đấy. Để có được một cây mai thế đẹp cần chọn mai già trên chục tuổi và mai gốc. Những cây mai tơ, mai ghép sẽ khó có thể cho thế đẹp.
Tiêu chuẩn chọn dáng mai Nhất Đế, Nhì Thân, Tam cành, Tứ Nụ - Tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá và định giá cho cây mai vàng
Nhất đế
“Đế” ở đây là phần gốc mai và bộ rễ mọc nổi lên trên mặt đất (nếu có). Bất kỳ một cái cây nào thì phần gốc cũng đều quan trọng. Bởi gốc cây có chắc, bộ rễ có khỏe thì mới giúp thân đứng vững và cây được sống tốt, phát triển mạnh.
Nhì thân
Thân cây quan trọng thứ nhì bởi đối với người nhìn, thân cây sẽ là điều mà họ chú ý đến khá nhiều. Một cái cây đẹp hay không cũng do hình dáng thân. Cây mai tơ đòi hỏi phần thân phải tròn trịa, cứng cáp, vỏ trơn láng, không bong tróc. Cây phải mọc thẳng, không vặn vẹo hoặc nếu có uốn hay u sần thì phải thẩm mỹ. Cần lưu ý thân to hơn cành và phải nhỏ hơn phần gốc để hài hòa về hình dáng.
Tam cành
Cách chọn cây mai đẹp còn là sự lưu tâm đến cành lá mai. Yêu cầu đặt ra những cành nhánh trên cây mai phải dàn tỏa một cách hợp lý, hài hòa. Cành mọc vươn dài, ngay thẳng, không gãy gập xuống dưới, không cong queo, càng lên phía trên ngọn càng ngắn và nhỏ dần. Nhờ đó tán lá mới có hình chóp nón, dạng cây thông, khiến tán lá trông nhẹ nhàng và thanh tú.
Tứ nụ
Người ta chọn mai chưng Tết vì sắc hoa, do đó nụ hoa là rất quan trọng. Lời khuyên đưa ra là không nên chọn cây mai mà hoa đã nở bung các cánh, chọn cây có vài bông đã nở và nhiều nụ hoa sẽ tốt hơn.
Hoa mai Tết Bình Định
Bài viết hay, cần có hình ảnh giá cả
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã góp ý, Ad sẽ bổ sung vào bài viết trong chuyên đề mới!
Xóa