Trong bài viết kỳ trước Hoa Mai Bình Định đã chia sẽ vấn đề cách giữ hoa mai lâu tàn, các bạn sẽ hiểu vì sao mà hoa mai nhanh rụng và đề cập đến vấn đề thực vật thực có một cơ chế điều khiển sự rụng hoa lá một cách chính xác và hiệu quả của việc sử dụng hormone Auxin ( Naa ) trong việc kìm hãm rụng hoa trên cây mai, điều mà nghệ nhân Năm Hiếu – Cần Thơ đã nghiên cứu thành công trong những năm trước đó về bài thuốc xử lý mai không rụng. Trong kỳ này Hoa Mai Bình Định xin chia sẽ đến các bạn độc giả về một số loại thuốc, chế phẩm, chất chống rụng cánh hoa. Hãy cùng nhìn qua bài phân tích, tổng hợp dưới đây của Hoa Mai Bình Định để dễ dàng đưa ra quyết định cho mình hơn.
Ông bà ta ngày xưa đã xếp cây mai đứng đầu trong bộ tứ quý “Mai, trúc, tùng, lan” và trong bộ tam hữu “Mai, tùng, trúc”. Vì thế, cây mai từ xưa đến nay là một chủng loại hoa kiểng không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền của người miền Nam.
Làm thế nào để hoa mai nở đúng vào dịp Tết là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc sản xuất cây mai. Vấn đề này đã được những nhà vườn tích luỹ kinh nghiệm và giải quyết rất thành công. Tuy nhiên, đặc điểm của cây mai là cánh hoa chỉ lưu giữ được từ 1-3 ngày tuỳ vào giống. Làm thế nào để lưu giữ cánh hoa lâu rụng trong những ngày Tết, để tăng vẻ thẩm mỹ của cây mai là một vấn đề đã được nghiên cứu với nhiều phương pháp.
Các dòng thuốc chống rụng hoa mai hiện có trên thị trường:
Chất Chống rụng cánh hoa mai Đại học Cần Thơ:
Chế phẩm “Chất chống rụng cánh hoa - ĐHCT” do PGs. Ts. Lê Văn Bé, Bộ môn Sinh lý Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và thử nghiệm thành công trên các loại hoa (mai vàng, phong lan, hoa giấy) với mục đích chống rụng cánh hoa, giúp hoa lâu tàn.
Chất chống rụng hoa - ĐHCT gồm các thành phần chính như Triacontanol (0,11 g/lít); Acid boric (0,5 g/lít); Clorua Calcium (4 g/lít) và các chất phụ gia.
Chế phẩm chống rụng hoa mai Super A – Z:
Thành phần: N - P2O5(hh) - K2O: 6-0-6; Mg: 1,2; S: 3,5 ; B: 7 % (w/v), Dung dịch khởi điểm Hoagland A-Z (g/L) với một tỉ lệ nhất định bao gồm các chất dưới đây: Boric acid 0,6110, Aluminum sulphate 0,0556, Stannum chloride,0278, Manganese chloride 0,3889, Nicken sulphate 0,056, Cobalt nitrate 0,056, Titanium oxide 0,0556, Potassium iodure, Potassium bromide 0,0278, Copper sulphate 0,0556, Zinc, sulphate 0,0556, Lithium chloride 0,027 và chất phụ gia, qsp.5ml
Vậy các thành phần trên nói lên điều gì? Chúng ta biết gì về cơ chế chống rụng nụ hoa mai?
Trong các thành phần các chế phẩm chống rụng hoa mai thường chứa:
Khoáng đa lượng, thường thì hàm lượng đạm và kali sẽ cao để giúp cây trồng phát triển, cứng cáp. Không bổ sung lân ngưng giai đoạn già hóa của cây trồng ( lá già, hoa nhanh rụng).
Nito ( đạm) N
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với dinh dưỡng cây trồng, là thành phần cơ bản của protein (không có protein, không có sự sống). Đạm có mặt trong thành phần của các men, chất xúc tác sinh học hoạt tính cao và đạm cũng là thành phần chính của chất diệp lục, nơi thực hiện các phản ứng quang hợp. Đạm thúc đẩy sự nẩy chồi, ra lá, sự phát triển của quả, tăng lượng sinh khối
Posstasium ( kali) – K2O
Khác với đạm và lân, kali trong cây không nằm trong thành phần cấu tạo của bất kỳ hợp chất hữu cơ nào, mà nằm chủ yếu dưới dạng ion trong dịch bào. Kali xúc tiến quá trình quang hợp, tổng hợp hydrat cacbon và gluxit của cây, tạo đường và tinh bột nhờ tăng cường sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan dự trữ. Kali giúp cây cứng cáp, tăng cường phẩm chất hoa, giúp hoa đẹp và lâu tàn.
Vai trò calcium trong việc chống rụng nụ hoa mai
Calcium
Calci ảnh hưởng đến việc hình thành màng tế bào và luôn giữ cho thành tế bào được vững chắc, duy trì cân bằng điện tích (anion-cation) trong tế bào nhờ quá trình kết tủa của canxi và axit pectic tạo thành pectat canxi, thành phần quan trọng trong vách tế bào.
Trong sinh lý dinh dưỡng, Ca2+ đối kháng với nhiều cation khác (Mg2+, K+, Na+, NH4+), nên canxi hạn chế sự xâm nhập quá đáng các cation này vào tế bào. Trong trường hợp thiếu canxi cây dễ bị ngộ độc các nguyên tố vi lượng. Do vậy, canxi được xem là yếu tố chống độc cho cây và thường được sử dụng để khắc phục hiện tượng ngộ độc của cây trồng.
Một số vi lượng hỗ trợ quá trình chống rụng nụ hoa
Nguyên tố Bo ( Acid boric)
- Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây. Giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.
- Bo ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, đồng thời giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
Các Hormone kích thích tố chống rụng nụ hoa mai trong thành phần thuốc
*Auxin
Nguyên nhân của hiện tượng rụng hoa mai ( hoa mai nhanh tàn) là khi cây già hóa thì hàm lượng auxin nội sinh tổng hợp không đủ để cung cấp cho cây. Nếu gặp một số điều kiện bất thuận thì sự tổng hợp Acid Abscisic và Etylen tăng nhanh làm cho sự cân bằng hormone thuận lợi cho sự rụng, tầng rời xuất hiện nhanh chóng (vì vậy ở các bộ phận già sắp rụng có chứa nhiều Acid Abscisic) .
Ðể ngăn chặn sự hình thành tầng rời thì phải bổ sung thêm auxin ngoại sinh. Người ta sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng như α-NAA, GA, SADH cho cây. Nồng độ xử lý thích hợp phụ thuộc vào từng loại chất và loại cây trồng.
*Triacontanol
Trong rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Triacontanol giúp tăng số lượng hoa, tăng phẩm chất hoa ( hoa đẹp) kéo dài tuổi thọ của hoa giúp hoa lâu mai râu tàn.
Hy vọng với những thông tin về công dụng thành phần thuốc chống hoa mai rụng phía trên sẽ giúp ích được cho bạn chọn mua được loại thuốc chồng rụng nụ hoa mai hãng nào tốt nhất trên thị trường.
Bài báo khoa học về hiệu quả của Triacontanol 1 lên sự phát triển, ra hoa và chất lượng của cây hoa giấy trồng trong chậu chậu trong điều kiện tự nhiên. |
Hoa Mai Tết Bình Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét