Thực trạng nguồn nước nhiễm phèn hiện nay rất phổ biến tại các địa phương, người trồng mai điêu đứng khi không có nước tưới cho cây mai hoặc tưới phải nguồn nước phèn cho cây mai, đặc biệt là các chủ vườn có số lượng trồng lượng mai lớn, nước máy không thể quyết được vấn đề trên. Trong kỳ trước Hoa Mai Bình Định đã chia sẽ đến quý bạn đọc về sự ảnh hưởng của sự xâm nhập nước mặn tại các tỉnh miền Tây, trong kỳ này Hoa Mai Bình Định sẽ chia sẽ đến các bạn về sự ảnh hưởng của nguồn nước phèn đến sự phát triển của cây mai vàng, và chia sẽ các giải pháp để khắc phục sự cố nước nhiễm phèn ảnh hưởng đến cây mai.
Nước nhiễm Phèn nôm na hiểu là nước có tính acid..có 2 loại phèn là phèn sắt và phèn nhôm. Phèn nhôm nước trong suốt...và rất độc làm rễ cây chết hết.
Nước bị phèn sắt khi mới bơm từ giếng hay sông lên trong suốt nhưng 1 ngày sau nước đổi màu vàng đỏ..sau đó đóng cặn..phèn sắt không độc lắm nhưng cây bị tưới nước này những váng màu vàng đỏ sẽ bám vào rễ cây tạo thành cái màng ngăn cản không cho rễ cây hút nước và phân bón...cây sẽ vàng lá dần , rồi chết từ từ.
Nước bị phèn nhôm thì trong suốt và có vị chát...để mấy ngày nước vẫn trong...thả cá vào là...chết liền. Nước này sẽ làm rễ cây co lại và chết trắng ra.
Túm lại nước bị phèn sắt hay nhôm đều không dùng để tưới cho mai được. và người ta dùng nước này lâu ngày sẽ bị...ngu đần..ung thư hoặc sỏi thận..v.v..( đủ lọai bịnh).
Tôi có người bạn có vườn mai lớn dưới Thủ Đức..nhà có giếng đóng sâu nhưng chỉ dùng để tẩy rửa. Để tưới cho vườn mai 1 lần tốn khoảng 10 mét khối nước vẫn phải dùng nước máy của Thủy Cục.
Bế chứa nước thủy cục của anh rất lớn... có nắp kín bằng be ton và được khóa cẩn thận...bể trữ nước được để 1 nơi an toàn được rào kĩ ..Để đề phòng thợ bất mãn hay ganh ghét trong làm ăn..có thể bể nước bị lén đổ thuốc diệt cỏ vào!!
Do đó tôi thấy trong diễn đàn nhiều anh em thiết kế bể trữ nước không nắp đậy để ở nơi giữa vườn vắng vẻ...thật không an toàn tí nào.
Bể nước phải để ở gần nhà ở, để dễ canh phòng, vẫn phải có nắp đậy và khóa kín.
Đất bị nhiễm acid do tưới bằng nước nhiễm phèn, hoặc mặc dù tưới bằng nước máy đất vẫn bị acid hóa do lâu ngày tháng. Các chất cặn bã trong phân hóa học tồn đọng lại..hệ vi sinh chết hết...và rễ cây cũng chết dần theo. Do đó vài năm người ta phải thay đất 1 lần...
Để đo độ PH của nước bạn nên dùng giấy quỳ...rất rẻ tiền
Để đo độ PH của đất bạn phải có thiết bị...điện tử
Hộp giấy tròn là hộp giấy quỳ để đo PH nước giá vài chục ngàn
Cái thiết bị có đồng hồ là máy DM 13 của Nhật giá khoảng trên 1 triệu đồng 1 cái...cắm đầu nhọn có vòng kim loại xuỗng đất chậu...kim đồng hồ sẽ báo cho biết độ PH của đất
cách nhau 1 chỉ số là hơn kém nhau đến 10 lần độ acid .
Như vậy phèn sắt là gì: Trong môi trường có nồng độ ion H+ cao, khí hydro sunfua chủ yếu tồn tại ở dạng khí H2S, đây là dạng có độc tính cao. Do chúng không mang điện tích nên dễ dàng khuyếch tán qua màng tế bào. Độc tính của khí H2S là ức chế quá trình phosphoryl hóa, ngăn cản quá trình tái oxy hóa của cytochrome a3 với oxy phân tử. Từ đó kìm hãm quá trình trao đổi chất của tế bào.
Đất nhiễm phèn có công thức FeS2 (Pyrit) là một hợp chất nằm trong đất, nên gọi là đất nhiễm phèn, đất có màu đỏ xen kẽ với màu trắng của đất, bám chặt trong đất, những vùng nào bị nhiễm phèn cây mai thường rất èo uột, chậm lớn và lá vàng hơn những vùng bình thường không bị nhiễm phèn.
Xem thêm: Cây mai chịu được độ mặn bao nhiêu?
Và khi ta bón phân cho cây mai thì cây mai cũng khó có thể nào hấp thụ được phân, Nếu muốn cây mai được tươi tốt và hấp thụ dinh dưỡng bình thường hơn thì ta phải giải quyết được bài toán nhiễm phèn trước rồi mới có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây mai. Và phương pháp xử lý phèn của bà con ta từ xưa đến nay đó là rãi vôi trên bề mặt đất và đáy ao.
Phương pháp rãi vôi tuy có hiệu quả vì nó làm kết tủa hợp chất FeS2 nhưng rất tốn công người chăm mai, và vôi rất độc hại cho sức khỏe, nếu xử lý nước thì phải rút hết nước dưới ao mới có thể xử lý được, Và nếu dùng số lượng lớn quá liều sử dụng có thể ảnh hưởng xấu đến đất và nước sau này. Có thể sẽ không còn sử dụng lại được nếu ta lạm dụng quá mức hoặc sử dụng không đúng cách.
Bón vôi trước 15 – 20 ngày, sau đó cải tạo đất bằng phân hữu cơ vi sinh giúp cho bộ rễ mai phát triển tốt thoát khỏi tình trạng nhiễm phèn. Do trong phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật tự nhiên để cung cấp cho đất. Vì thế càng bón nhiều phân hữu cơ vi sinh đất càng được bổ sung chất mùn, hệ vi sinh vật có ích làm tốt đất và giúp bộ rễ cũng như cây mai phát triển hơn.
Nếu dùng nhiều phân hữu cơ..các chế phẩm sinh học..đất chậu sẽ ngày càng màu mỡ không phải thay đất nếu bạn dùng đất phù sa để trồng mai.
Với chất trồng là các loại tro trấu thì vài năm phải thay 1 lần khi thấy tro trấu sơ dừa trong chậu đã hóa mục thành...rất mịn
Đất mịn giữ nước rất nhiều làm chết rễ mai...thay chất trồng mới xốp cây sẽ tốt hơn do thoát nước tốt
Lưu ý: không bón hoặc bón ít Kali (Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả năng tăng độc chất nhôm (Al) gây chết cây hoặc giảm năng suất).
Khi cây mai đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (urê) và NPK hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao. Chỉ nên phun qua lá với phân bón lá có thành phần acid humic và hydrophos (Mg, Zn,..).
Hiện nay các viện nghiên cứu đã nghiên cứu ra một lại vi sinh có thể phân giải hợp chất FeS2trong dất và nước để tạo ra sắt ion có lợi cho cây trồng và vật nuôi, không những giúp bà con tốn ít công lao động hơn mà còn hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và quan trọng cuối cùng là không ảnh hưởng xấu về sau này.
Có thể bạn cũng muốn xem:
- Cách định giá cây mai vàng
- Cách cứu và chăm sóc cây mai bị úng nước
- Trời lạnh, mai không nở phải làm sao?
Hoa mai Tết Bình Định
Tags: mai bị nhiễm phèn, nước nhiễm phèn có tưới cây mai được không, xử lý nước phèn tưới cây, nước nhiễm phèn có ảnh hưởng gì đến cây mai, cách nhận biết nước bị nhiễm phèn, nước nhiễm phèn tưới cây được không
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét