Làm thế nào để kích mầm cho cây mai, cách kích chồi cho cây mai như thế nào để đạt hiệu quả cao? Đó là câu hỏi chung mà Hoa Mai Bình Định nhận được rất nhiều đầu năm đến nay. Thực sự mà nói, nếu các bạn tuân thủ đúng quy trình chăm sóc mai trong năm thì việc kích mầm cho cây mai, kích chồi cho cây mai thực sự không cần thiết. Và nếu lạm dụng nhiều vào việc kích chồi cho cây mai, kích mầm cho cây mai đều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lý của cây.
Cách kích mầm, kích chồi cây mai hiệu quả |
Vai trò của các hormone sinh trưởng và tăng trưởng ở thực vật trong việc phát triển chồi, mầm ngủ và rễ phụ thuộc vào 2 hormone chính, đó chính là Auxin và Cytokinin. Vậy hai hormone này và gì và làm thế nào để kích chồi, kích mầm cho cây mai, mời các bạn cùng đón xem bài viết bên dưới.
Các hormone ảnh hưởng đến quá trình kích chồi, kích mầm cho cây mai:
Trong tự nhiên, thực vật tự tổng hợp được Auxin và Cytokinine để tự kích thích quá trình sinh trưởng. Hiện nay con người đã tổng hợp thêm nhiều loại auxin và cytokinin mạnh hơn để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp.
Auxin:
Là loại hormone tăng trưởng có tính hướng gốc, ở nồng độ thích hợp, auxin kích thích sự hình thành rễ mạnh mẽ.
Auxin được cây tổng hợp từ đỉnh ngọn, chồi, thân, lá và di chuyển theo hướng từ ngọn tới gốc.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm kích rễ phổ biến có chứa auxin NAA (Napthalene Acetic Acid) như Nutrilux Super Roots, growmore, B1 Thái, B1 HVP...
Cytokinin:
Cytokinin là nhóm hormone thực vật thứ ba được phát hiện sau Auxin và Giberelin (GA) – thuốc nhóm chất kích thích sinh trưởng thực vật. Cytokinin được tạo ra trong ngọn rễ và trong hạt đang phát triển, sau đó, được vận chuyển qua mô gỗ từ rễ lên thân.
Sự tác động của Cytokinin lên sự tăng trưởng của tế bào trong môi trường nuôi cấy mô lệ thuộc vào sự hiện diện đồng thời của auxin, tỉ lệ giữa Cytokinin và Auxin có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự chuyên hóa của tế bào mới.
Nếu tỷ lệ auxin cao hơn Cytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỷ lệ Cytokinin cao hơn auxin thì kích thích ra chồi.
Ðể tăng hệ số nhân giống, người ta thường tăng nồng độ Cytokinin trong môi trường nuôi cấy ở giai đoạn tạo chồi. Ở trong cây, rễ là cơ quan tổng hợp Cytokinin chủ yếu nên rễ phát triển mạnh thì hình thành nhiều Cytokinin và kích thích chồi trên mặt đất cũng hình thành nhiều.
Cytokinin làm chậm quá trình hoá già của tế bào, mô. Hiệu quả kìm hãm sự già hóa, kéo dài tuổi thọ của các cơ quan có thể chứng minh khi cành dâm ra rễ thì rễ tổng hợp Cytokinin nội sinh và kéo dài thời gian sống của lá lâu hơn.
Hàm lượng Cytokinin nhiều làm cho lá xanh lâu do nó tăng quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng về nuôi lá. Trên cây nguyên vẹn khi bộ rễ sinh trưởng tốt thì làm cho cây trẻ và sinh trưởng mạnh, nếu bộ rễ bị tổn thương thì cơ quan trên mặt đất chóng già.
Cytokinin trong một số trường hợp ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hạt và của củ. Vì vậy nếu xử lý Cytokinin có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ và chồi ngủ.
Là hormone tăng trưởng có tính hướng ngọn, ở nồng độ thích hợp, Cytokinin kích thích sự phát triển của chồi, làm tăng tốc quá trình hình thành tế bào mới, tăng cường sự trao đổi chất. Cytokinin được tổng hợp tại rễ và di chuyển dọc theo thân về hướng ngọn.
Trên thị trường có bán các sản phẩm có chứa cytokinin 6-BA (6-benzylapourine) như keikipaste, keikipro của Mỹ, hoặc hàng Việt Nam là của bác Duy (loại cytokinin gì thì mình không biết).
Cách kích mầm, kích chồi cho cây mai:
Khi chồi non phát triển, hoặc các bạn tự để nó tự tổng hợp auxin từ ngọn và đưa về gốc để ra rễ, hoăc các bạn muốn nhanh hơn, thì dùng thuốc kích rễ, ở đây mình lưu ý các bạn về liều lượng, ví dụ Nutrilux super roots pha 2g/l nước, nó tương ứng nồng độ NAA là 0.8mg/l (0.8ppm, hay 0.8 phần triệu), và chất kích rễ là NAA chứ ko phải B1, B1 chỉ giúp tăng tốc quá trình tạo mới tế bào thôi.
Khi rễ đã ra, thì cây tự tổng hợp được cytokinin và vận chuyển lên chồi để kích thích sự phát triển của chồi, do đó, nếu cây có bộ rễ khỏe thì ngọn càng phát triển mạnh.
Khi rễ đã ra thì vai trò các hormone tăng tưởng do ta đưa vào đã kết thúc, đây là giai đoạn cây cần được bón phân để phát triển.
Nhưng nếu bạn muốn cây phát triển nhanh hơn tốc độ bình thường, thì bạn phải tăng cường thêm một chút xíu hormone tăng trưởng cho cây. Việc phối hợp tỉ lệ Cytokinin/Auxin rất quan trọng để cây phát triển hài hòa mà ko gây hại. Kèm theo đó là phải tăng lượng phân bón cho cây.
Sau khi NAA với liều 1ppm (1mg/l nước)/1 tuần để kích rễ ra thật nhiều, tiếp theo là giai đoạn phun atonik. atonik có tác dụng như cytokinin, nhưng nó phân tán tự do trong cây chứ ko có tính hướng cực như cytokinin, và vì cytokinin khó kiếm và giá đắt hơn atonik rất nhiều.
Ở đây mình dùng liều Atonik 1ppm (1cc/18l nước) để phun, 1 tuần/lần kết hợp phân bón lá npk 20-20-20, bỏ phân hữu cơ (bánh dầu) dưới gốc, qua tháng thứ 2 giảm liều atonik, 1 tháng 2 lần. Đến đầu tháng 2 thì ngưng phân thuốc cho cây vào mùa nghỉ.
Lưu ý : các bạn phải sử dụng đúng liều và ngưng hẳn atonik để tránh quá liều nhé.
Nói đến đây, mình giải thích thêm về trường hợp một số bạn mua phải những cây mai, nhưng khi đem về chơi 1 thời gian cây bị suy luôn, và dù có kích rễ hay thêm Atonik gì vô nữa cây vẫn cứ đứng vậy, kông phát triển thậm chí tuột lá và từ từ rồi chết, cái đó là hậu quả của quá liều chất kích thích.
Tức là mầm lên thì kích rễ bằng NAA, rễ ra nhiều thì ngưng kích rễ chuyển sang kích sự phát triển của thân mầm bằng cytokinin hoặc atonik + phân bón.
Các bạn sử dụng kết hợp Nutrilux super roots và Atonix một cách hiệu quả và không nên lạm dụng nhiều, nếu phun atonix thời gian dài sẽ khiến cây đâm tược mất kiểm soát, cây mai không cô đặc. Vì vậy các bạn nên cẩn chỉnh liều dùng trước khi sử dụng.
Và cũng lưu ý thêm là gần đến mùa nghỉ tháng 6 âm lịch, cây mai bắt đầu chuyển sang giai đoạn hình thành Nụ thì chuyển sang bón phân kích nụ, tạo mầm cho cây mai các bạn ngưng tất cả các loại kích thích chồi, kích mầm cho cây mai, nếu không cây sẽ trơ, không thèm ngủ nghỉ hoặc không thèm tuột lá (già lá), không thèm ra hoa vào dịp cuối năm đâu nha các bạn.
Hy vọng với những chia sẽ trên kèm theo một số kiến thức về sinh lý thực vật sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn về sự ảnh hưởng của các loại hormone sinh trưởng của thực vật ảnh hưởng đến cây mai và đồng thời giúp các bạn hiểu được vai trò của thuốc kích mầm, kích chồi tác dụng đến cây mai như thế nào. Để xem các chuyên đề khác, các bạn có thể vào trang chủ Hoa Mai Bình Định để đón xem. Mến chào các bạn!
Hoa Mai Tết Bình Định
Các bạn có thể cùng muốn xem:
- Cách làm cho cây mai ra nhánh theo ý muốn
- Cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
- Cây mai vàng có thể được ghép với cây gì?
Tags: thuốc kích mầm cho cây mai, thuốc kích mầm cho cây mai vàng, thuốc kích mầm cho cây, thuốc kích rễ mai vàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét