��i Ch�t V? T�c Gi?

NGUY?N �?C HUY

Kh�ng ph?i ai cung l� tuong lai c?a b?n. M?t v�i ngu?i ch? lu?t qua cu?c d?i b?n d? mang l?i cho b?n m?t s? b�i h?c c?a cu?c s?ng.

Th�ch B�nh Lu?n Chia S?

BLOG CHUY�N CHIA S? TH? THU?T & ?NH B�A FACEBOOK

Thuốc trị bệnh thán thư trên cây mai vàng

Thuốc trị bệnh thán thư trên cây mai vàng

Bệnh thán thư trên mai vàng thường phát triển mạnh vào mùa mưa, do nấm Collectotrichum gây ra. Bệnh này xuất hiện trong điều kiện môi trường...
B�nh Lu?n tháng 4 23, 2021

Bệnh thán thư trên mai vàng thường phát triển mạnh vào mùa mưa, do nấm Collectotrichumgây ra. Bệnh này xuất hiện trong điều kiện môi trường ẩm thấp, mưa nhiều, không nắng, mật độ cây quá dày đặc. Vườn ít gió lùa cũng là một nguyên nhân. Bài viết bên dưới Hoa Mai Bình Định chia sẽ đến các bạn các dấu nhận biết bệnh thán thư trên cây mai và cách xử lý bệnh thán thư trên cây mai bằng một số loại thuốc trị bệnh nấm thán thư cho cây mai.

Dấu hiệu sớm:

Màu lá mai đang xanh thẫm tự nhiên chuyển màu xanh nhạt dần và lá mỏng hơn, có những lốt châm nho nhỏ có màu thâm trên lá, sau 3 ngày kiểm tra thấy những chấm thâm to dần, lan ra là bắt đầu của bệnh thán thư hoặc đốm nâu.

Nguyên nhân: do vi khuẩn xâm nhập từ rễ và gốc mai, do xử lý kỹ thuật ko tốt

Thuốc trừ bệnh:

-  Ridomyl gold – Tinsuper - Cuprimicin hòa ra theo hướng dẫn nhà sản xuất rồi tưới vào gốc.

- Sau đó dùng Dipomete - Carbendasupper - Manozed - Score - Alfamil phun lên ướt đều 2 mặt lá, xịt 2 lần/ 1 tuần.

- Nếu cây khỏe mạnh bình thường thì dùng Boocđô (Bordeaux) hoặc hoạt chất Sunfas Đồng Clorua phun lên 1 lần/tháng, 2 lần/ tháng nếu cây có dấu hiệu của bệnh (lưu ý loại này phun riêng, ko pha chung với bất kỳ loại nào).

Những chỗ bị bệnh nặng cắt bỏ xử lý bằng thuốc Mexyl-Saipan, dần cây sẽ hồi phục lại.

Thuốc mới nhất chữa bệnh thán thư hiệu quả : Trộn Vicarben với Dithane M45.

Cây mai trên lá (chủ yếu là ở đầu lá) tự nhiên xuất hiện những chấm nhỏ mầu nâu nhạt hơi vàng, sau đó phát triển rộng ra thành những đốm hình tròn mầu nâu sẫm. Nếu nặng có thể làm cho lá bị khô một phần hoặc cả lá, trên chỗ bị bệnh xuất hiện những vân vòng đồng tâm và những chấm đen.

Vết bệnh thường có hình tròn nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chóp lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình 3-6mm. Giữa vết bệnh hơi lõm có màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Bệnh do nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây ra. Ngoài cây mai bệnh còn gây hại cho khá nhiều lọai cây trồng khác.

Trên lá của cây mai, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu vàng, sau đó vết bệnh cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn có mầu nâu đậm. Bệnh có thể tấn công ở mọi vị trí trên lá của cây.

Nếu tấn công ở chóp lá sẽ làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá. Nếu bệnh tấn công ở gốc lá vết bệnh sẽ lan dần ra xung quanh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng.

Sau một thời gian ở giữa vết bệnh chuyển dần sang mầu xám và xuất hiện những vân vòng đồng tâm rộng khỏang 1 ly, sau đó xuất hiện các chấm nổi lên mầu nâu đen, đó là đĩa bào tử. Nếu bị nặng có thể làm cho nhiều lá bị chết, thậm chí chết cả cây.

Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh, trong đất, trong nguyên liệu để trồng mai. Bào tử phân sinh lan truyền chủ yếu nhờ nước, nhờ gió, nẩy mầm xâm nhập vào trong lá cây mai qua vết thương cơ giới hoặc trực tiếp qua biểu bì.

Bệnh thường phát sinh và gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng tập trung nhiều nhất là vào khỏang tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thóang mai kém, tưới nước qúa nhiều tạo cho chậu mai luôn ẩm ướt…thường làm cho bệnh gây hại nhiều hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh bạn có thể tiến hành một số biện pháp sau:

– Kiểm tra cây mai thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh dạn cắt bỏ những cành lá mai bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu vực trồng mai, tránh bệnh lây lan sang những chậu mai khác.

– Trước khi trồng nếu có điều kiện bạn nên xử lý chậu mai và chất trồng bằng dung dịch Formol 40% pha nồng độ 5% phun xịt lên chậu và chất trồng rồi phủ kín bằng bạt nilon khỏang 2-3 ngày, sau đó mở bạt ra khoảng 1-2 ngày sau thì có thể trồng mai vào.

– Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu bệnh thường gây hại nặng thì trong mùa mưa nên có mái che bằng nilon trắng vừa hạn chế nước mưa một cách chủ động, mà vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho cây.

– Lưu ý:

1. Giữ vườn thông thoáng

2. Không bón qua lá khi nhiệt độ cao.

3. Cây bị bệnh cách ly, ngưng tưới, cắt bỏ lá bệnh. Trộn 2 loại thuốc Antracol + New super, phun tỉ lệ 1 thìa cà phê 1 lít. Phun 3 lần cách nhau 3 ngày.

5. Thường xuyên sử dụng phân bón có nhiều vi lượng cho cây đủ chất kháng bệnh tốt.

Hoa Mai Tết Bình Định

Tags: thuốc trị bệnh thán thư trên cây mai vàng, bệnh thán thư trên cây mai vàng, bệnh thán thư trên mai vàng, bệnh thán thư trên cây mai, mai vàng bị bệnh thán thư, thuốc trị bệnh cho cây mai vàng, thuốc trị bệnh nấm cho cây mai vàng, thuoc tri benh tren cay mai vang, bệnh trên cây mai vàng

Thuốc trị bệnh thán thư trên cây mai vàng Thuốc trị bệnh thán thư trên cây mai vàngchutieu8.8stars based on9reviewsBệnh thán thư trên mai vàng thường phát triển mạnh vào mùa mưa, do nấm Collectotrichum gây ra. Bệnh này xuất hiện trong điều kiện môi trường...

Nh?n X�t

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét